Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

Lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

Lò vi sóng (còn được gọi là lò vi ba) là một thiết bị ứng dụng sóng vi ba để nấu chín thức ăn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm như: lò vi sóng cơ, lò vi sóng điện tử, lò vi sóng nướng, lò vi sóng nướng kép, lò vi sóng nướng kép đối lưu nhiệt…Sử dụng đúng cách, lò vi sóng sẽ giúp bạn tăng tuổi thọ và độ bền của lò. Dưới đây là một số hướng dẫn bạn nên tham khảo.

Cần biết:

Để ngăn chặn cháy nổ hoặc tránh thức ăn trào sôi, bạn nên: Không đưa những vật đựng đóng kín vào lò. Ví dụ như bình sữa trẻ em còn nguyên nút vặn hoặc núm vú. Khi nấu thức ăn lỏng, sử dụng vật dụng có miệng rộng và đợi khoảng 20 giây sau khi nấu, để tránh thức ăn trào sôi.

Với những thức ăn như trứng, hoa quả, hạt rau, xúc xích, hàu, bạn nên: Lấy đũa chọc thủng lòng đỏ, lòng trắng trứng và con hàu trước khi nấu để tránh bị nổ. Chọc xuyên qua vỏ khoai tây, táo, bí, xúc xích, hàu để hơi thoát ra.

Để rã đông thực phẩm, tốt nhất nên sử dụng nguồn năng lượng vi sóng mediumlow hoặc low.

Đĩa tròn quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Chiều quay có thể thay đổi mỗi lần khởi động lò. Điều này không ảnh hưởng tới sự vận hành của lò.
Đối với dụng cụ nấu ăn bạn nên: Kiểm tra dụng cụ nấu để xem chúng có thích hợp cho việc nấu bằng lò vi sóng không trước khi sử dụng.

Do lò có thể bị nóng trong lúc nấu, để khỏi sơ ý chạm vào, nên đặt lò cao ít nhất 80cm so với nền nhà. Bạn cũng đừng cho trẻ lại gần để tránh bị bỏng.

Cẩn thận khi lấy thức ăn ra khỏi lò sao cho các đồ dùng nấu ăn, quần áo hay vật dụng khác không chạm vào chốt cửa an toàn.

Bảo quản- vệ sinh lò

Vệ sinh bảng điều khiển nhẹ nhanh với khăn ướt và nước. Không dùng bất kỳ hóa chất nào để lau chùi và tránh dùng nước quá nhiều.

Để phòng bàn xoay bị vỡ bạn nên: Trước khi rửa bàn xoay bằng nước, hãy để bàn xoay nguội hẳn. Không để bất cứ thứ gì nóng lên bàn xoay đã nguội và ngược lại.

Thực phẩm sẽ lan tỏa hơi nước khi đang nấu và gây ra sự ngưng tụ hơi nước phía trong cửa lò. Cần phải lau khi lò bị dơ. Hơi nước ngưng tụ sẽ làm cho phía trong lò gỉ sét.

Nắp bảo vệ rất dễ vỡ. Cẩn thận khi làm sạch bên trong lò. Luôn lắp đĩa tròn và trục đỡ chính xác mỗi khi sử dụng lò. Lắp đĩa tròn không đúng sẽ làm nó lúc lắc, có thể quay không bình thường và làm hư lò.

Không đặt lò ở nơi nóng và có hơi nước toát ra, để duy trì tuổi thọ của lò được lâu hơn.

Đối với bàn xoay và vòng đỡ bạn nên: rửa bằng nước xà phòng loãng và lau thật khô.

Nên thường xuyên lau cả hai mặt cửa và cửa sổ của lò, lớp bảo vệ cửa và các bộ phận tiếp giáp bằng khăn ướt để loại bỏ các vết thức ăn bắn và trào ra ngoài, không nên sử dụng các loại khăn khô ráp.
Với nội thất bên trong lò tuyệt đối không sử dụng chất tẩy rửa, dụng cụ vệ sinh cứng. Cách tốt nhất là bạn nên dùng khăn mềm và nước ấm.

Vệ sinh lò định kỳ để giữ cho lò sạch sẽ và loại bỏ hết các mẫu thức ăn thừa, nếu không chúng sẽ làm hỏng mặt lò. Điều này sẽ giảm tuổi thọ của thiết bị và có thể gây nguy hiểm.

Lần đầu tiên sử dụng lò có thể xuất hiện một số khói và mùi trong thời gian ngắn khi ta bắt đầu các chế độ nướng hoặc hâm nóng. Để loại bỏ nguyên nhân này, bạn hãy bật lò khi chưa có thức ăn trong 20 phút ở chế độ nướng trên (hoặc nướng dưới) trước khi sử dụng lần đầu và sau khi lau chùi lò.

Hãy ngắt dây điện nguồn trước khi làm vệ sinh hoặc mở cửa để lò không kích hoạt trong lúc làm vệ sinh, bạn phải kiểm tra và chắc chắn rằng cửa lò, vỏ ngoài, khoang lò và các phụ kiện khác đã nguội hẳn.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More