Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2013

Cơm và phở

Cơm và phở


Lời các cụ ta ngày xưa đã bảo:
- Ông ăn chả, bà ăn nem.

Ðại khái có nghĩa là :
- Nếu ông có bồ nhí, thì bà cũng phải có kép nhỏ.

Nói như vậy, thì hơi bị oan cho quí bà quí cô một tí, bởi vì người phụ nữ thường sống bằng cả trái tim của mình và tình yêu đối với họ bao giờ cũng chiếm địa vị số một. Do đó, họ thường chung thủy và ít khi đi hoang trong tình yêu.
Ðối với người Việt Nam, thực phẩm được nhồi nhét vào cái bao tử rỗng tuếch lúc bấy giờ thường là cơm. Chín hột gạo mới được một hột cơm:

- Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.

(híc, Chính xác. Lỡ dại nếm có 1 miếng dẻo thơm, bây giờ cay đắng khôn nguôi)

Tóm lại, cơm thường được ăn khi đói, còn phở thường được ăn khi…thích. Cũng vậy, khi hứng tình nổi lên, nhất là trong túi lại rủng rỉnh có một nắm tiền, anh chồng chán cơm bèn đi tìm…phở ở khách sạn, quán bia ôm hay cà phê đèn mờ để xơi cho đã thèm.

Còn đàn ông con trai thì khác. Tục ngữ cũng đã bảo :

Ðàn ông những tám lá gan.
Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người.

Vì thế, chuyện ăn nem của các ông chồng xem chừng có vẻ chẳng đặng đừng, ai mà muốn thế, chẳng qua là bị ép uổng Trời bắt thế. Thực vậy, khung cửa đầu tiên để cho tình yêu đi vào người đàn ông thường là con mắt. Người đàn ông dễ bị hớp hồn bởi vẻ đẹp bên ngoài. Chẳng thế mà "ranh ngôn thời nay" đã bảo :

- Lập gia đình giống như đi ăn nhà hàng với bạn bè. Bạn gọi món bạn muốn, nhưng khi nhìn thấy những gì người khác gọi, bạn lại ước chi mình đã gọi giống như vậy.

Câu ranh ngôn này thực đúng với kinh nghiệm, với qui luật của muôn đời:

- Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay.

Trong những năm gần đây, báo chí tại Việt Nam không còn dùng cái phạm trù "chả và nem" nữa, bởi vì nó đã xưa rồi Diễm ơi, nhưng lại thích dùng cái phạm trù "cơm và phở". Cơm ám chỉ bà xã, còn phở ám chỉ bồ nhí.

Tôi xin ghi lại nơi đây những lời phát biểu thật hăng tiết vịt trong cuộc đấu láo vung vít tại một câu lạc bộ "bồ nhí". Mấy ông to gan lại bạo phổi, muốn thiết lập phòng nhì, đã vuốt chòm râu dê của mình mà xuất khẩu thành thơ. Ông thì ngâm nga :


Vợ là địch,
Bồ bịch mới là ta.
Khi chiến sự xảy ra,
Ta buộc về với địch,
Nằm trong lòng địch,
Rục rịch ta nhớ ta.

Có ông lại cười khà khà mà ví ví von von :

Sáng đèo cơm đi ăn phở.
Trưa hăm hở rước phở đi ăn cơm.

Chiều cơm về nhà cơm,
phở về nhà phở.
Tối nằm với cơm, nghe thơm thơm mùi phở.

Nói thế thì nói, nhưng vẫn phải luôn luôn đề cao cảnh giác:

Vợ là…"cơm nguội" của ta,
Nhưng là…"phở tái" của cha láng giềng!!!

Hôm nay,tôi xin dựa vào một tài liệu bất ngờ chộp được ở đâu đó để phân tích về những cái lợi và những cái hại của cơm và của phở.
Ðối với người Việt Nam, thực phẩm được nhồi nhét vào cái bao tử rỗng tuếch lúc bấy giờ thường là cơm. Chín hột gạo mới được một hột cơm:

- Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần.

(híc, Chính xác. Lỡ dại nếm có 1 miếng dẻo thơm, bây giờ cay đắng khôn nguôi)

Tóm lại, cơm thường được ăn khi đói, còn phở thường được ăn khi…thích. Cũng vậy, khi hứng tình nổi lên, nhất là trong túi lại rủng rỉnh có một nắm tiền, anh chồng chán cơm bèn đi tìm…phở ở khách sạn, quán bia ôm hay cà phê đèn mờ để xơi cho đã thèm.

Chính vì những lý do trên, phở thường thơm tho và hấp dẫn hơn cơm, ấy là tôi chưa nói tới những trường hợp gặp sự cố, nồi cơm bị trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét…thật là chán mớ đời.

Cũng thế, bà xã suốt ngày ở với ta, sáng tối đụng đầu nhau theo kiểu:

Ði ra chỉ mình với ta,
Ði vào thì cũng chỉ ta với mình.

Miết rồi hóa nhàm hóa chán. Ấy là tôi chưa nói tới trường hợp có những bà vợ, một khi đã "đưa chàng về dinh" thì không còn lo lắng tới ngoại hình của mình nữa. Trước kia chải chuốt bao nhiêu, thì bây giờ lại lôi thôi lếch thếch bấy nhiêu. Mặt mũi thì lem luốc chẳng còn hình tượng người ta. Áo quần thì xốc xếch ống cao ống thấp.

Suốt ngày ta tắm ao ta,
Tắm hòai tắm mãi hóa ra đen sì.
Hỏi ra mới biết là vì
Ba năm nước vẫn kiên trì không thay.

Trong khi đó, bồ nhí thì lại đa dạng về cách thức ăn mặc và chiều chuộng, thành thử "cuốn hút" hơn, khiến ông chồng cứ chết mê chết mệt, chứ chẳng phải bùa mê thuốc lú nào cả.
Sống trong gia đình với bà xã, ta không sợ bị lây nhiễm bệnh tật, mà hơn thế nữa, còn được o bế về sức khỏe một cách tận tình và chu đáo:

Dù không sinh đẻ ra ta,
Nhưng công nuôi dưỡng thật là lớn lao.
Khi ta đau ốm xanh xao,
Vợ lo chăm sóc hồng hào khỏe ngay.

Chẳng thế mà để chống lại với những chứng bệnh do tệ đoan xã hội gây nên, người ta đang hô hào trở về nếp sống chung thủy, một vợ một chồng. Chứ còn lang bang hết cô này tới cô kia, không sớm thì muộn cũng sẽ rơi vào tình trạng liệt kháng nặng nề và trầm trọng.
Ý thức được những tình huống não nùng và bi đát do phở gây nên, không chi bằng bây giờ, hỡi những ông chồng "yêu dấu", ta hãy quyết tâm trở thành những ông xã….ngoan:

Chồng em không thích ăn quà,
Ði đâu cũng thích về nhà ăn cơm.
Con bò trọn kiếp nhai rơm,
Chồng em trọn kiếp "nhai" cơm…ở nhà.

Tới đây tôi xin mượn mấy dòng thơ… thẩn của một tác giả tên là Linh Cơ, như một kết luận :

Hạnh phúc thay đời ta có "cơm",
Những người chồng tốt được danh thơm,
Ðều nhờ "cơm" cả, yêu "cơm" lắm,
Ði đâu xa rồi cũng nhớ "cơm".

Mấy ông hư chẳng thiết gì "cơm",
Ăn bánh trả tiền", "phở" ngọt thơm,
Ðã "quen mui thấy mùi ăn mãi",
Ðầy bụng về nhà chán bỏ "cơm".

Mong ai cũng một dạ cùng "cơm",
Ăn mãi ngon lành, mãi ngọt thơm,
"Cơm" tẻ no, "phở" cho chả thiết,
Ði đâu xa cũng nhớ về "cơm".

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More